Theo như mình biết thì hiện tại có 3 cách (có thể nhiều hơn) để cài lại macOS cho các máy Mac dùng Chip Apple Silicon: Cài từ macOS Recovery, Cài bằng cách Restore lại từ file IPSW, và cài từ USB boot như trước đây. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách dễ nhất. Đó là cài từ Recovery.
Lưu ý cần đọc:
– Để cài được macOS từ Recovery trên thiết bị Mac Silicon. Bạn cần làm theo đúng thứ tự hướng dẫn bên dưới. Nếu làm không đúng cách khả năng rất cao khi chạy macOS Recovery sẽ báo lỗi: “An error occurred while preparing the update. Failed to personalize the software update. Please try again.” hoặc lỗi: “Không có người dùng nào để cấp quyền”
Cách này cũng có thể dùng để sửa lỗi: “Computer account creation failed” như hình sau:
– Recovery theo cách này sẽ xoá sạch toàn bộ dữ liệu, máy trở về trạng thái sạch hoàn toàn, nếu máy có chia 2 phân vùng nó cũng gom lại thành một phân vùng duy nhất, do đó cần backup dữ liệu trước khi thao tác.
– Nếu máy đang đăng nhập tài khoản iCloud, có bật Find My Mac thì phải chắc chắn iCloud chính chủ, trong quá trình Restore sẽ có bước bắt nhập tài khoản iCloud. (Hoặc bạn hoàn toàn có thể đăng nhập vào iCloud.com và Remove thiết khỏi Find my)
– Thao tác này sẽ Restore thiết bị về macOS mới nhất hiện có, nếu macOS của bạn đang ở phiên bản Beta, Recovery kiểu này cũng sẽ đưa bạn về phiên bản Beta mới nhất
– Nếu cài lại cho Mac Mini, bạn nên chuẩn bị thêm bàn phím và chuột có dây, vì thiết bị Bluetooth của bên thứ 3 sẽ không sử dụng được trong chế độ Recovery (mình thử mấy con Logitech pó tay)
Đọc chú ý xong rồi thì. Vào việc >Để cài lại macOS sạch nhất trên Mac Silicon M1 bằng Recovery các bạn làm đúng theo thứ tự hướng dẫn sau:
Bước 1. Shutdown máy hoàn toàn. (Nhấn vào icon Apple>chọn Shutdown)
Bước 2. Sau khi máy tắt hẳn, bạn đè tay lên phím nguồn và giữ khoảng 5 giây cho tới khi xuất hiện dòng chữ: Continue holding for startup options.
Bước 3. Tiếp tục giữ tay cho tới khi xuất hiện thêm dòng chữ: Loading Startup Options… thì bạn có thể nhấc tay ra khỏi nút nguồn. Đợi 1 tí thì màn hình Startup Options sẽ hiện ra. Chọn vào Options và nhấn Continue
Bước 4. Nhìn lên phía trên tay trái chọn Chọn Utilities> Chọn Terminal
Sau đó gõ lệnh:
resetpassword
Cửa sổ Resetpassword hiện lên, (Nếu trước đó đã Erase ổ cứng thì nó sẽ báo lỗi “Đặt mật khẩu thất bại” gì gì đó kệ bà nó) bạn không cần quan tâm, mà chỉ Click vào cửa sổ Reset Password để chọn vào nó, sau đó nhìn lên Menubar ở trên, chọn Recovery Assistant > Erase Mac. Ai dùng tiếng Việt thì sẽ là Trợ Lý khôi phục> Xóa Mac
Bước 5. Chọn tiếp Erase Mac, một Popup xác nhận hiện lên, chọn Erase Mac lần nữa. Thao tác này sẽ xoá toàn bộ ổ đĩa trên máy của bạn. Chỗ này nhớ kết nối Internet cho máy.
Bước 6. Đợt 1 lúc cho máy xoá xong. Máy sẽ khởi động lại, sau đó máy sẽ xuất hiện màn hình Active nếu trước đó bạn chưa thoát iCloud. Bạn nhập thông tin iCloud để Active máy. Nếu bạn nào trước đó đã thoát iCloud thì sẽ không gặp bước này.
Bước 7. Nếu máy hiện ra giao diện cài đặt, bạn thoát ra và trở lại màn hình Recovery ban đầu, chọn vào Disk Utility
Bước 8. Chọn vào ổ cứng và Erase
Bước 9: Thoát khỏi Disk Utility, chọn Install macOS Big Sur
Các bước cài như bình thường, ae tự làm mình ko biết ở đây dài dòng ^_^
Sau đó thì ngồi đợi thôi. Lâu hay mau tuỳ vào tốc độ mạng Internet chỗ bạn đang kết nối. (trung bình từ 1-2 tiếng)
Mình dùng mạng Viettel gói khá cao, tốn khoảng gần 1 tiếng từ lúc cài cho tới khi hoàn tất. Sau khi thanh loading chạy xong, khởi động lại thì quá trình thiết đặt khá dễ và quen thuộc với người dùng Mac nên mình không Post hình lên đây tránh bài dài dòng.
Chúc các bạn thành công – maclife.io