Mấy hôm trước mình có 1 bạn post câu hỏi này lên Group, mình lại liền lôi con Macbook Pro 2020 mới cáo của mình ra (khoe tí ^_^) để làm thử rồi viết bài cho anh em luôn. Thực ra việc cài macOS lên ổ cứng gắn ngoài cũng không khác gì nhiều so với việc cài lên ổ cứng gắn trong. Chỉ có một số lưu ý để tránh bị lỗi mà mình sẽ viết thật chi tiết sau đây.
Đối tượng và mục đích của bài này
Máy bạn đang chạy sẵn 1 phiên bản macOS, nhưng bạn lại muốn cài thêm 1 phiên bản macOS khác vào USB hoặc Ổ cứng để lúc cần thì cắm vào Boot vô dùng. Ví dụ máy đang chạy Catalina, muốn cài thêm Mojave hoặc High Sierra trên ổ cứng ngoài để chạy 1 ứng dụng 32 bit nào đó.
I. Chuẩn bị:
– USB hoặc ổ cứng. Tốt nhất là SSD. Mình làm bài hướng dẫn này cài trên ổ cứng SSD cho tốc độ cài, khởi động rất nhanh, sử dụng tốt. Tốt nhất là ổ cứng trống hoặc không có dữ liệu gì quan trọng cho chắc ăn.
– File bộ cài macOS bạn tải bộ cài phiên bản mà bạn muốn cài tại đây
Bộ cài macOS
– Đương nhiên máy phải đã tắt Gatekeeper như hướng dẫn ở đây: Hướng dẫn tắt Gatekeeper
Ở đây có 2 trường hợp:
– Nếu máy bạn là các thiết bị Mac từ 2018 trở về sau (tức các máy có trang bị chip Apple T2). Bạn cần Disable Secure Boot theo hướng dẫn dưới đây:
Hướng dẫn Disable Secure Boot cho các máy sử dụng chi Apple T2
– Nếu thiết bị Mac của bạn từ đời 2018 về trước (tức các máy không có trang bị chip bảo mật T2). Bạn không cần làm gì hết mà chuyển vô bước 1 bên dưới luôn.
Bước 1: Erase (Format) USB hoặc ổ cứng theo đúng chuẩn của macOS
Để cài macOS lên USB hoặc ổ cứng mà không bị lỗi, bạn nên Format toàn bộ ổ cứng theo hướng dẫn sau (sau khi cài xong muốn chia thêm phân vùng để làm gì thì chia sau).
Các bạn vào Disk Utility (Nhấn vào Launchpad > Other> Disk Utility). Sau đó bạn chọn vô cấp cao nhất của USB (hoặc ổ cứng) và Format USB với thông tin như sau:
- Name: Untitled (Tên này tuỳ chọn, có thể thay đổi)
- Format: MacOS Extended (Journaled) nếu cài macOS 10.12 trở xuống và APFS (như hình) nếu cài macOS 10.13 trở lên
- Scheme: GUID Partion Map
Chú ý:
Từ macOS High Sierra về sau. Để hiện được Scheme. Các bạn cần nhấn vào icon mũi tên ở góc trên tay trái và chọn Show all Device như hình ở trên
Tới đây tiếp tục có 2 trường hợp. Nếu bạn không có tạo sẵn bộ cài MacOS thì còn dễ hơn, chỉ việc khởi động lại, boot từ USB và cài như bình thường, ở bước chọn ổ cứng chọn vào ổ cứng gắn ngoài vừa Format, ở đây mình viết dành cho bạn nào không có sẵn bộ cài macOS trên USB.
Bước 2: Chép bộ cài macOS vào thư mục Application
Bạn chép (Kéo) bộ cài bản macOS bạn muốn cài vào ổ cứng mà bạn đã chuẩn bị vào thư mục Application. Trong bài này mình hướng dẫn cài bản macOS Catalina mới nhất luôn (Do con Macbook Pro 2020 của mình không cài được Mojave ^_^)
Bước 3: Cài macOS lên USB hoặc ổ cứng gắn ngoài
Bạn chỉ việc click đúp để chạy file Install macOS Catalina (tên này thay đổi, chính là file mà bạn đã chép vào Application ở bước 2)
Sau đó nhấn Continue> Agree các kiểu
Tới bước chọn ổ cứng. Bạn chọn vào tên ổ cứng vừa Erase ở bước 1. Nếu không thấy ổ cứng bạn vừa Erase ở bước 1 thì chọn Show all disk như hình
Sau đó đợi 1 lúc cho máy chép file vào ổ cứng của bạn. Sau khi chép xong máy sẽ tự Restart
Hệ thống sẽ tự Boot vào USB hoặc ổ cứng mà bạn vừa chọn để cài macOS ở bước trên, màn hình đen thui hiện thời gian chờ khoảng 10-20 phút tùy vào tốc độ USB hoặc ổ cứng của bạn.
Sau khi chạy màn hình trên máy sẽ restart thêm lần nữa và vào giao diện thiết đặt như hình
Lúc này các bước thiết đặt chắc đa số ai cũng biết rồi, làm theo hướng dẫn thôi.
II. Cách chọn ổ cứng để khởi động
Có 2 cách để các bạn có thể chọn khởi động vào USB hoặc ổ cứng mà bạn vừa cài sau khi cắm vào máy
Cách 1: Vào System Preference > Chọn Startup Disk> Nhấn icon ổ khóa, nhập mật khẩu rồi chọn vào phiên bản macOS muốn khởi động, sau đó chọn Restart
Cách 2: Gắn USB hoặc ổ cứng vào. Sau đó đè Option (Alt) trong lúc khởi động và chọn vào phân vùng USB hoặc ổ cứng để khởi động
Một số kinh nghiệm sau khi sử dụng macOS trên ổ cứng gắn ngoài
– Với USB: Rất chậm cả quá trình cài lẫn quá trình sử dụng dù mình thử dùng USB 3.1 khá xịn của Sandisk
– Với SSD: Dùng nhanh, chạy mượt mà, bạn nào cần 1 phiên bản macOS phụ để thỉnh thoảng mới dùng mà lại có cái SSD dư nào đó thì đây là giải pháp tối ưu luôn. Tối ưu nhất chắc là con SSD gắn ngoài Samsung T5, con này có sẵn cổng USB-C gắn trực tiếp vô luôn khỏi dùng cổng chuyển. Còn việc lỗi hay không mình dùng thử 1 time sẽ đánh giá lại cho ae ^_^
Chúc các bạn thành công – maclife.io
Lưu ý cần đọc
- Thắc mắc và lỗi tham gia MacLife Group Cộng đồng sẽ HỖ TRỢ RẤT NHANH
- Để cài được ứng dụng ngoài App Store bạn cần phải tắt Gatekeeper theo hướng dẫn ở đây.
- Một số Apps (rất ít, nếu có sẽ ghi chú ở cuối post) yêu cầu thêm tắt SIP cách SIP tham khảo ở đây
Các phần mềm được chia sẻ trên Maclife nên dùng cho mục đích dùng thử. Nếu thấy apps tốt, hãy mua bản quyền để ủng hộ tác giả.