Oneway macone

Tổng hợp tất cả hướng dẫn về HACKINTOSH

05/07/2017
HACKINTOSH
10 0

Bài này không phải mình tự viết mà mình tổng hợp từ nhiều nguồn. Tổng hợp các kiến thức khá đầy đủ dành cho các bạn chơi Hackintosh 🙂

Bạn là một người yêu thích máy tính. Bạn đam mê sự tinh tế trong phần mềm của Apple, nhưng không hài lòng với một máy tính Mac với những cấu hình cố định với khả năng nâng cấp gần như zero, bạn cần lập trình trên iOS nhưng không đủ khả năng kinh tế. Hay đơn giản bạn muốn đổi gió cho máy tính của mình? Với một chút kiến thức và thời gian rãnh rỗi, bạn hoàn toàn có thể mang hệ điều hành duyên dáng với và trải nghiệm tinh tế lên cỗ máy PC của bạn.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI CÀI ĐẶT

Cấu hình phần cứng thích hợp cho Hackintosh

Dưới đây là một số thông tin hữu ích khi bạn chọn mua laptop hoặc ráp cấu hình cho Hackintosh, hay đang tự hỏi máy bạn có được hỗ trợ đầy đủ cấu hình hay không. Đồ hoạ được xem là quan trọng nhất (vì nếu không hoạt động thì không thấy được màn hình)

CPU
Các dòng CPU Intel từ Core 2 Duo trở về sau được hỗ trợ tốt, hỗ trợ speedstep khá đầy đủ. Riêng các dòng cực cao cấp Sandy-E (SandyBridge với mã Core i7-3xxx) và Ivy-E (IvyBridge với mã Core i7-4xxx) sử dụng socket 2011 khó có thể kích hoạt speedstep (CPU luôn chạy hết công suất), nên các bạn cần xem xét khi mua dòng này.

CPU AMD có thể được sử dụng nhờ vào kernel AMD cho Hackintosh, nhưng chỉ một số dòng được hỗ trợ, thông tin chi tiết có thể xem tại topic chính . Đây là link download kernel AMD cho 10.9/10.9.1

Đồ họa onboard
Với phiên bản Mavericks, các card đồ hoạ onboard được hỗ trợ dễ dàng bao gồm:

  • HD Graphics trên CPU Core i đời đầu (phức tạp hơn)
  • HD3000 trên CPU SandyBridge
  • HD4000 trên CPU IvyBridge
  • HD4400/4600/5000/Iris trên CPU Haswell

Không hoạt động:

  • Intel MHD4500/X3100 trở về trước.
  • Intel HD Graphics trên CPU Pentium/Celeron thế hệ thứ 2 trở đi
  • HD 2000
  • HD 2500 (hiếm khi hoạt động)

Lưu ý một số dòng laptop sử dụng CPU ES (Engineering Sample) hoặc dùng màn hình Samsung không thể kích hoạt được QE/CI.

Đồ họa rời
Nếu như laptop bạn có card đồ hoạ rời + chế độ nVidia Optimus hoặc AMD Switchable Graphics, trong BIOS không có chế độ tắt card onboard thì máy bạn chỉ chạy được card onboard, xem mục trên để biết có hỗ trợ không.

Danh sách một số card đã test (M là card laptop):

  • nVidia 7000 Series
  • nVidia 8000 Series
  • nVidia 9000 Series
  • nVidia GT 200 Series
  • nVidia GT 400 Series
  • nVidia GT 500 Series
  • nVidia GT 600 Series
  • nVidia GT 700 Series
  • nVidia GT 900 Series
  • nVidia GTX Titan, Titan Black, Titan X
  • nVidia Quadro 4000
  • nVidia GT 520M, 540M, 630M
  • nVidia GTX 675M
  • nVidia GTX 760M, 765M, 770M
  • nVidia GTX 800M Series
  • nVidia GTX 900M Series
  • nVidia NVS 3100M, 5200M
  • nVidia Quadro 1000M, 2000M
  • AMD 4000 Series
  • AMD 5000 Series
  • AMD 6600 Series
  • AMD 6800 Series
  • AMD 7750, 7770, 7870, 7950, 7970
  • AMD R7 200 Series ( chỉ sử dụng được trên 10.10 )
  • AMD R9 200 Series ( R9-290 phải flash sang R9-290X để sử dụng, R9-290X chỉ sử dụng được trên 10.10, riêng card của Sapphire không active được QE/CI )
  • AMD 4650M, 5470M, 7650M

Ram
2GB RAM là tối thiểu, 4GB RAM chạy mượt mà. Nếu chạy máy ảo hay nhiều chương trình thì nên nâng cấp lên 8GB RAM.

Audio
Phần lớn các loại codec Audio trên máy có thể dùng VoodooHDA để sử dụng âm thanh, tuy nhiên âm thanh nghe không được hay cho lắm. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta có thể patch AppleHDA ( cần kỹ năng nâng cao ). Sau đây là các codec có thể patch được:

  • ALC
  • IDT
  • VIA
  • Conexant
  • Cirrus Logic

Ethernet
Hầu hết các card ethernet hiện tại đều được hỗ trợ trừ 1 số trường hợp sau:

  • Realtek 8169 (dùng được nhưng không ổn định vì hay kernel panic)

Wifi
Đa số các laptop không có card wifi tương thích sẵn, các bạn có thể tìm và thay thế bởi card được hỗ trợ (các card HMB có kèm bluetooth )

List support
Ngoài ra có biện pháp tạm thời là dùng USB Wifi Adapter có hỗ trợ Mac, tuy nhiên có một số khuyết điểm như tốn pin, sóng yếu và có thể gây ra vấn đề với sleep. Một số wifi usb hỗ trợ:

  • Tenda W311M, W311MI
  • Cnet CQU 960
  • Comfast CF-WU815, CF-WU810N

Tác giả: vusun123 & pokenguyen

Kiểm tra phần cứng của máy khi cài OS X

Trên Windows

Với AIDA64:
Để tiện cho việc support, tất cả những thành viên tham gia thảo luận ở box Hackintosh phải để cấu hình máy đang dùng dưới chữ ký:
với laptop:
Tên Máy – Tên CPU – tên chipset – Tên VGA(kèm độ phân giải màn hình) – tên sound – tên Card wifi – tên card LAN – tên touchpad – SSD hay HDD
với desktop:
Desktop – Tên CPU – MainBoard – Tên VGA – tên sound – tên Card wifi (nếu có) – tên card LAN – SSD hay HDD.
vd:
ASUS K45VD – i5 3210M/HM76/intelHD4000+GT610M/(1366×768)/ALC269/AR9485/RTL8168/8111/Elantouchpad/HDD

Với phương pháp thủ công:
Để xem thông tin phần cứng chính xác, trước tiên bạn phải cài đầy đủ driver máy trên Windows. Sau đó vào Device Manager, nhấp đúp vào thiết bị > Details > chọn Hardware Ids để xem Vendor/Device ID. Nếu tên thiết bị không được hiển thị, bạn có thể vào www.pcidatabase.com/ để dò. Ví dụ:

Audio: IDT (111D) 7605

Wifi: Atheros (168C) 9280 (002A)

Touchpad: Synaptics (SYN)

với laptop:
Tên Máy – Tên CPU – tên chipset – Tên VGA(kèm độ phân giải màn hình) – tên sound – tên Card wifi – tên card LAN – tên touchpad – SSD hay HDD
với desktop:
Desktop – Tên CPU – MainBoard – Tên VGA – tên sound – tên Card wifi (nếu có) – tên card LAN – SSD hay HDD.
vd:
ASUS K45VD – i5 3210M/HM76/intelHD4000+GT610M/(1366×768)/ALC269/AR9485/RTL8168/8111/Elantouchpad/HDD

Tác giả: vusun123 & pokenguyen

Tạo máy ảo OS X trên Vmware (nếu không có máy Mac)

Cài Mavericks/Yosemite với Chameleon bootloader (với máy Legacy BIOS)

Bạn cần file cài đặt của Mavericks, có thể DOWNLOAD TẠI ĐÂY. Lưu ý là với Haswell CPU bạn cần có bộ cài đặt 10.9 trở lên. Hướng dẫn thực hiện trên OS X, nếu bạn không có Mac thật thì có thể tạo máy ảo Vmware.

Tạo bộ cài đặt Mavericks/Yosemite THEO HƯỚNG DẪN Ở ĐÂY

+ Sau khi tạo xong. Tải Chameleon mới nhất tại ĐÂY, chạy file cài đặt để cài vào ổ USB:

+ Tải file Extra.zip, giải nén và chép thư mục Extra vào ổ USB. Chạy chương trình Chameleon Wizard (có thể tìm trong Hackintosh Vietnam Tool), vào tab SMBios, sau đó nhấn Edit.

+ Tại ô “Select”, các bạn click vào nó sẽ xổ xuống 1 danh sách các tên máy và cấu hình. Sau khi đã chọn được 1 SMBios phù hợp với cấu hình máy của các bạn, tiến hành Save as vào USB theo đường dẫn /Extra/
Lưu ý với Core i thế hệ thứ nhất: iMac 11,x cho desktop và MacbookPro 6,x cho laptop

Download file (mach_)kernel dành cho phiên bản OS X đang cài tại đây:

  • Đối với Mavericks: copy vào thư mục gốc của USB bộ cài
  • Đối với Yosemite: Vào /Yosemite/System/Library tạo 1 thư mục tên Kernels ( viết hoa đầy đủ ), copy file kernel vào đó

Đối với AMD CPU, các bản phải dùng mach_kernel được viết riêng cho AMD, chép đè vào USB.

+ Mặc định OS X chỉ cho cài trên ổ đĩa phân vùng GPT, nếu bạn muốn cài trên ổ đĩa MBR thì phải tải thêm MBR patch của Mavericks / MBR patch của Yosemite và giải nén, copy OSInstall.mpkg và paste đè vào đường dẫn sau trong USB:
/System/installation/Packages
Copy OSInstall copy và paste đè vào đường dẫn sau trong USB:
/System/Library/PrivateFrameworks/Install.framework/Frameworks/OSInstall.framework/Versions/A/

Cài đặt Mavericks/Yosemite

Bước 1: Boot từ ổ USB được tạo ở trên vào màn hình Chameleon, chọn ổ USB OS X Base System, gõ bootflag phù hợp, nhớ thêm kext-dev-mode=1 vào bootflag, phần này sẽ được hướng dẫn ở dưới, các bạn scroll xuống để đọc thêm.

Bước 2: Nếu gõ bootflag đúng thì sẽ vào màn hình cài đặt. Ấn spacebar nếu có hiện thông báo về bàn phím/chuột bluetooth. Vào menu Utility, chọn Disk Utility.

Bước 3: Tiện ích quản lý ổ đĩa xuất hiện, click vào phân vùng muốn cài OS X, click sang tab Erase, ở dòng Format: Chọn Mac OS Extended (Journaled), ở dòng Name: Các bạn đặt theo ý thích, ví dụ: Hackintosh, Macintosh… Cuối cùng nhấn Erase, một thông báo hỏi bạn có chắc muốn erase không, thì nhấn Erase:

Bước 4: Sau khi định dạng xong phân vùng để cài đặt, tắt tiện ích Disk Utility đi, nhấn continue–>Agree, màn hình Install OS xuất hiện, ta chọn phân vùng “Hackintosh” đã tạo rồi nhấn install.

Bước 5: Đối với máy Haswell hoặc AMD thì bạn cần chép mach_kernel từ USB vào ổ đĩa đã được cài. Sau khi cài, boot lại vào bộ cài, vào Utilities > Terminal và gõ lệnh sau (Hackintosh là tên ổ cài mac):

cp /mach_kernel "/Volumes/Hacintosh/mach_kernel"

Đối với Yosemite thì gõ lệnh sau:

cp /System/Library/Kernels/kernel "/Volumes/Hacintosh/System/Library/Kernels/kernel"

Sau khi cài xong, các bạn có thể boot từ USB và chọn phân vùng vừa mới cài, gõ đúng bootflag khi cài để vào OS X.

Tác giả: pokenguyen và vusun123 (dịch từ insanelymac và bổ sung)

Tham số khi khởi động cho Chameleon

Khi bạn khởi động từ USB cài đặt hoặc ngay sau khi cài Mac, sẽ bị lỗi do không có kext hoặc cấu hình đồ họa chưa được thiết lập. Các bạn cần gõ bootflag ở màn hình Chameleon để vượt qua lỗi này:

2 flag cơ bản đầu tiên là “-f -v”. Tùy vào đồ họa đang dùng mà bạn cần thêm một số bootflag, sau đây là một số flag phổ biến của Chameleon ( Chú ý: Phải sử dụng Chameleon r2266 trở lên ):

-f: Bỏ qua kernelcache và buộc OS X load load lại các kext trong /System/Library/Extensions/ và /Extra/Extensions/. Nếu cài kext rồi thì bỏ lệnh này.
UseKernelCache=No: Bỏ qua kernelcache và buộc OS X load lại các kext trong /System/Library/Extensions/
-v: Hiện các thông tin khi boot, hữu ích để kiểm tra xem bị đứng chỗ nào.
-x: Boot vào safe mode, ko load kext đồ hoạ, có thể vượt qua lỗi về đồ hoạ trên một số máy.
dart=0: Tránh lỗi xung đột nếu VT-d được bật trong BIOS, gây các lỗi Smckeyread khi khởi động. Đa số laptop của Dell cần lệnh này.
cpus=1: Tránh lỗi Kernel lapic tự restart khi khởi động máy.
GraphicsEnabler=Yes: Chameleon tự detect card và inject thông tin phù hợp cho OS X, để load kext tương ứng.
GraphicsEnabler=No: Inject thông tin gốc của card cho OS X, dùng nếu GE=Yes không hoạt động.
InjectIntel-ig=x: x là id của card đồ hoạ Intel, dùng để inject ig-platform-id cho HD4400, 4400, 4600, Iris.
IntelCapriFB=x: x từ 0 đến 11, inject thông tin ig-platform-id có sẵn cho HD4000.
IntelAzulFB=x: x từ 0 đến 15, inject thông tin ig-platform-id có sẵn cho HD4400, 4600, Iris.
EnableDualLink=x: x là Yes hoặc No, dùng để inject thông tin DualLink cho card Intel HD onboard, No nếu màn hình 1366×768, Yes nếu 1600×900 trở lên.
PCIRootUID=x: x là 0 hoặc 1. Một số máy có set UID mặc định trong DSDT “Name (UID, <value>)”, và có thể gây lỗi màn hình đen khi khởi động (nhất là các máy có card rời). Thay đổi giá trị này có thể khắc phục.
kext-dev-mode=1: Giúp các kext không rõ nguồn gốc load trên OS X 10.10 DP1 trở đi. Lệnh bắt buộc nếu sử dụng 10.10.
nv_disable=1: Bỏ qua Quartz Extreme ( QE ) của các GPU Nvidia khi có vấn đề xảy ra để giúp quá trình boot dễ thở hơn
nvda_drv=1: Chỉ sử dụng khi cài Web Driver từ trang chủ của Nvidia

Lưu ý: -f được dùng khi bạn boot vào bộ cài, hay khi boot lần đầu vào OS X, khi chưa có kext. Nếu bạn đã cài, patch đầy đủ kext thì không nên dùng -f.

Intel HD Graphics
Mã:
-f -v
Intel HD3000
Độ phân giải 1366×768:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes EnableDualLink=No
-f -v GraphicsEnabler=No EnableDualLink=No
Độ phân giải 1600×900 trở lên:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes EnableDualLink=Yes
-f -v GraphicsEnabler=No EnableDualLink=Yes
Intel HD4000
Desktop:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes IntelCapriFB=10
Laptop độ phân giải 1366×768:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes IntelCapriFB=3
Laptop độ phân giải 1600×900 trở lên:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes IntelCapriFB=4
Intel HD4400/4600
Desktop:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes IntelAzulFB=10
Laptop:
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes IntelAzulFB=12
Intel Iris
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes InjectIntel-ig=08000931
nVidia – ATI
Mã:
-f -v GraphicsEnabler=Yes
-f -v GraphicsEnabler=No
-f -v GraphicsEnabler=Yes PCIRootUID=0
-f -v GraphicsEnabler=No PCIRootUID=0
-f -v GraphicsEnabler=Yes PCIRootUID=1
-f -v GraphicsEnabler=No PCIRootUID=1
CPU SandyBridge-E/IvyBridge-E
Mã:
npci=0x2000

Tác giả: vusun123 & pokenguyen

Cài Mavericks với Clover UEFI bootloader (với máy UEFI)

Bạn cần file cài đặt của Mavericks, có thể download TẠI ĐÂY. Lưu ý là với Haswell CPU bạn cần có bộ cài đặt 10.9 trở lên. Hướng dẫn thực hiện trên OS X, nếu bạn không có Mac thật thì có thể tạo máy ảo Vmware.

Bước 1: Bạn cần một USB 8GB trở lên, format bằng Disk Utility với tuỳ chọn sau:

  • Partition Layout: 2 Partition
  • Partition 1: đặt tên CLOVER, Format MS-DOS (FAT), dung lượng > 300MB
  • Partition 2: đặt tên MacUSB, Format : Mac OS Extended (Journaled), dung lượng > 6GB
  • Options…: Master Boot Record

Bước 2: Download file Clover.zip, giải nén và copy thư mục EFI vào ổ CLOVER. Dùng Hackintosh Vietnam Tool để tạo file config.plist phù hợp với máy của bạn:
– CPU: Chọn CPU của bạn
– Graphíc: Chọn đồ họa của bạn
– SSDT: Generate.
– Bootflag: Cần có -v và dart=0
Sau khi chạy xong, chép file config.plist trên Desktop vào EFI/Clover/ trên ổ CLOVER.

Từ bước này bạn có 2 cách để tạo phân vùng Install Mavericks

CÁCH 1 (có tạo phân vùng Recovery sau khi cài đặt)
Lưu ý: Một số máy có thể bị đứng ở màn hình trắng khi dùng cách này
Bước 3: Download OS X Mavericks  TẠI ĐÂY, giải nén và chép vào thư mục Application, kiểm tra xem trong thư mục Applications có file “Install OS X Mavericks.app”. Mở terminal và chạy lệnh sau (Untitled là ổ đĩa HFS+):

sudo /Applications/Install\ OS\ X\ Mavericks.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/MacUSB --applicationpath /Applications/Install\ OS\ X\ Mavericks.app --nointeraction


Bước 4: Khởi động lại vào BIOS, bật chế độ UEFI, vào Boot selection và chọn khởi động vào UEFI:USB. Nếu không có, bạn tham khảo bào Cách boot vào Clover UEFI

Bước 5: Chọn “Boot OS X Install from Install OS X Mavericks” ấn spacebar -> chọn Boot Mac OS X in Verbose Mode, nếu file config.plist đúng thì sẽ vào màn hình cài đặt. Ấn spacebar nếu có hiện thông báo về bàn phím/chuột bluetooth. Vào menu Utility, chọn Disk Utility.

Bước 6: Tiện ích quản lý ổ đĩa xuất hiện, click vào phân vùng muốn cài OS X, click sang tab Erase, ở dòng Format: Chọn Mac OS Extended (Journaled), ở dòng Name: Các bạn đặt theo ý thích, ví dụ: Hackintosh, Macintosh… Cuối cùng nhấn Erase, một thông báo hỏi bạn có chắc muốn erase không, thì nhấn Erase:

Bước 7: Sau khi định dạng xong phân vùng để cài đặt, tắt tiện ích Disk Utility đi, nhấn continue–>Agree, màn hình Install OS xuất hiện, ta chọn phân vùng “Hackintosh” đã tạo rồi nhấn install.

Bước 8: Quá trình cài đặt này sẽ dừng rất lâu ở phần “1 second remaining”, và tự động restart sau khi hoàn tất. Đây là Giai đoạn 1.

Bước 9: Khởi động vào USB Clover và chọn “Boot OS X Install from Install OS X Mavericks” để tiếp tục giai đoạn 2 của quá trình cài đặt. Sau khi restart, boot lại vào USB Clover và chọn phân vùng Mavericks vừa cài đặt xong.

CÁCH 2 (không tạo phân vùng Recovery sau khi cài đặt)
Bước 3: Nếu không có file “Install OS X Mavericks.app” mà chỉ có file InstallESD.dmg thì bạn làm từ bước 2 đến bước 6 trong hướng dẫn cho Chameleon.

Bước 4: Khởi động lại vào BIOS, bật chế độ UEFI, vào Boot selection và chọn boot từ UEFI:USB. Nếu không có tùy chọn này, các bạn tham khảo thêm bài Cách boot vào Clover UEFI

Bước 5: Chọn “Boot OS X Install from OS X Base System” ấn spacebar -> chọn Boot Mac OS X in Verbose Mode, nếu file config.plist đúng thì sẽ vào màn hình cài đặt. Ấn spacebar nếu có hiện thông báo về bàn phím/chuột bluetooth. Vào menu Utility, chọn Disk Utility.

Bước 6: Tiện ích quản lý ổ đĩa xuất hiện, click vào phân vùng muốn cài OS X, click sang tab Erase, ở dòng Format: Chọn Mac OS Extended (Journaled), ở dòng Name: Các bạn đặt theo ý thích, ví dụ: Hackintosh, Macintosh… Cuối cùng nhấn Erase, một thông báo hỏi bạn có chắc muốn erase không, thì nhấn Erase:

Bước 7: Sau khi định dạng xong phân vùng để cài đặt, tắt tiện ích Disk Utility đi, nhấn continue–>Agree, màn hình Install OS xuất hiện, ta chọn phân vùng “Hackintosh” đã tạo rồi nhấn install.

Bước 8: Quá trình cài đặt bắt đầu diễn ra và tự động restart khi kết thúc. Boot lại vào USB Clover và chọn phân vùng Mavericks vừa cài đặt xong.

Tác giả: pokenguyen

Cài Chameleon bootloader, thiết lập Speedstep và cài đặt kext ( với máy Legacy BIOS )

Cài Chameleon Bootloader
Cách 1
Mở Hackintosh Vietnam Tool và chọn các mục sau trong phần Chameleon:

  • Install Chameleon: cài đặt Chameleon bootloader trên ổ Mac hiện tại.
  • Config: chọn file cấu hình phù hợp với đồ hoạ của bạn.
  • SMBIOS: chọn file smbios phù hợp với CPU của bạn,

Cách 2
Bước 1:
Tải phiên bản mới nhất của Chameleon, chạy file cài đặt, khi đến màn hình chuẩn bị cài đặt thì chọn Customize và chọn những mục sau:

  • Standard: Cài Chameleon bootloader
  • FileNVRAM: Lưu thông tin trong nvram vào đĩa cứng, enable iMessage/Facetime
  • Kernel Patcher: Chỉ chọn khi bạn bị lỗi Kernel Lapic khi khởi động.

Bước 2: Chạy Chameleon Wizard (có trong Hackintosh Vietnam Tool) vào thẻ org.chameleon.Boot và chọn những mục cần thiết cho máy bạn. Save As vào thư mục /Extra/ trên đĩa Mac.
Bước 3: Vào thẻ SMBios trong Chameleon Wizard, chọn Edit, sau đó chọn SMBios phù hợp trong ô Premade SMBioses. Save As vào thư mục /Extra/ trên đĩa Mac.
Lưu ý với Core i thế hệ thứ nhất: iMac 11,x cho desktop và MacbookPro 6,x cho laptop

Thiết lập Speedstep cho CPU
Để tránh những lỗi thường gặp do cài kext, tốt nhất bạn nên cấu hình hệ thống để CPU có thể chạy tốt nhất ngay sau khi cài đặt và cài Chameleon bootloader. Bạn cần có:

  • Sử dụng kext gốc của Apple: AppleIntelCPUPowerManagement, AppleACPIPlatform trong S/L/E. Với haswell cần thêm mach_kernel gốc trong ổ đĩa Mac.
  • Đã xóa tất cả các kext disable CPU Power Management trong S/L/E như: NullCPUPowerManagement, Disabler

Nếu các bạn cài đặt như hướng dẫn trong bài này thì đã đủ 2 yêu cầu trên. Tuỳ vào loại CPU mà bạn cần có cách thiết lập khác nhau. Các bạn dùng Chameleon Wizard để mở các file plist trong thư mục Extra và đánh dấu tương ứng (đánh dấu là True, không đánh dấu là False):

Core 2 Duo/Core i thế hệ thứ nhất
org.chameleon.boot.plist:

  • DropSSDT=False
  • GeneratePStates=True
  • GenerateCStates=True

smbios.plist: Chọn smbios của các dòng máy chạy Core 2 Duo/Core i tương ứng. Với Core i thế hệ thứ nhất: iMac 11,x cho desktop và MacbookPro 6,x cho laptop
* Một số máy cần phải patch dsdt HPET để có được speedstep

SandyBridge/IvyBridge dòng Pentium
org.chameleon.boot.plist:

  • DropSSDT=True
  • GeneratePStates=True
  • GenerateCStates=True

Chạy Hackintosh Vietnam Tool và chọn các mục sau:

  • Chameleon > Smbios: Chọn smbios của các dòng máy chạy SandyBridge/IvyBridge tương ứng.
  • Kexts > CPU Power Managmenet > patch AICPUPM: patch kext AICPM để vô hiệu hoá việc ghi vào thanh ghi MSR02, nếu bạn đã patch BIOS unlock MSR0xE2 thì không cần chọn.

SandyBridge/IvyBridge dòng Core i3/i5/i7
org.chameleon.boot.plist:

  • DropSSDT=True
  • GeneratePStates=False
  • GenerateCStates=False

Chạy Hackintosh Vietnam Tool và chọn các mục sau:

  • Chameleon > Smbios: Chọn smbios của các dòng máy chạy SandyBridge/IvyBridge tương ứng.
  • Kexts > CPU Power Managmenet > patch AICPUPM: patch kext AICPM để vô hiệu hoá việc ghi vào thanh ghi MSR02, nếu bạn đã patch BIOS unlock MSR0xE2 thì không cần chọn.
  • Tools > SSDT Generator: Tạo file /Extra/ssdt.aml chứa các step dành cho CPU.

Haswell dòng Pentium
org.chameleon.boot.plist:

  • DropSSDT=True
  • GeneratePStates=True
  • GeneratePStates=True

Chạy Hackintosh Vietnam Tool và chọn các mục sau:

  • Chameleon > Smbios: Chọn smbios của các dòng máy chạy Haswell tương ứng.
  • Kexts > CPU Power Managmenet > patch mach_kernel: patch mach_kernel để vô hiệu hoá việc ghi vào thanh ghi MSR02, nếu bạn đã patch BIOS unlock MSR0xE2 thì không cần chọn.

Haswell dòng Core i3/i5/i7
org.chameleon.boot.plist:

  • DropSSDT=True
  • GeneratePStates=False
  • GeneratePStates=False

Chạy Hackintosh Vietnam Tool và chọn các mục sau:

  • Chameleon > Smbios: Chọn smbios của các dòng máy chạy Haswell tương ứng.
  • Kexts > CPU Power Managmenet > patch mach_kernel patch mach_kernel để vô hiệu hoá việc ghi vào thanh ghi MSR02, nếu bạn đã patch BIOS unlock MSR0xE2 thì không cần chọn.
  • Tools > SSDT Generator: Tạo file /Extra/ssdt.aml chứa các step dành cho CPU.

SandyBridge-E/IvyBridge-E (socket 2011) + x79 Mainboard
org.chameleon.boot.plist:

  • DropSSDT=True
  • GeneratePStates=False
  • GeneratePStates=False

Chạy Hackintosh Vietnam Tool và chọn các mục sau:

  • Chameleon > Smbios: Chọn smbios của MacPro 6,1 hoặc MacMini.
  • Kexts > CPU Power Managmenet > Patch AICPUPM: patch AICPUPM để vô hiệu hoá việc ghi vào thanh ghi MSR02, nếu bạn đã patch BIOS unlock MSR0xE2 thì không cần chọn.
  • Kexts > CPU Power Managmenet > Enable SandyBridge-E/IvyBridge-E PM: Hỗ trợ cho dòng CPU này.
  • Tools > SSDT Generator: Tạo file /Extra/ssdt.aml chứa các step dành cho CPU.

Cài Kext
Để các thiết bị trên máy tính chạy tốt, bạn cần phải cài kext (driver) tương ứng. Hiện tại Hackintosh Vietnam Tool có khá đầy đủ các kext cho nhiều thiết bị. Bạn chỉ cần cài chương trình và chọn driver phù hợp với máy trong mục Kexts.

LƯU Ý CHỈ CHỌN NHỮNG THỨ NÀO MÁY BẠN CẦN, CÒN MUỐN BIẾT NÓ CÓ CẦN HAY KHÔNG THÌ BẠN ĐỌC MÔ TẢ MÀ CHỌN. KHÔNG PHẢI MÁY NÀO CŨNG GIỐNG MÁY NÀO!

System

  • FakeSMC: Giả lập các key SMC trên Mac, đọc các thông tin từ các bộ cảm ứng trên máy. Quan trọng nhất trong hệ thống Hackintosh
  • Patch AppleRTC: Patch file AppleRTC.kext để tránh việc tự động reset CMOS khi khởi động lại

CPUPowerManagement:

  • Patch mach_kernel: Ngăn Kernel tự động restart do việc ghi vào thanh ghi MSR02 trên hệ thống Haswell
  • Patch AICPUPM: Ngăn Kernel panic do việc ghi vào thanh ghi MSR02 trên hệ thống SandyBridge/IvyBridge
  • Enable SandyBridge-E/IvyBridge-E PM: Patch kext AICPM để hỗ trợ cho CPU Sandy-E/Ivy-E
  • NullCPUPowerManagement: Tắt quản lý điện năng CPU, bỏ speedstep
  • DisableTurboBoostBattery: Chỉ sử dụng cho laptop, giảm xung khi không cắm nguồn nhằm tiết kiệm pin.

Battery

  • ACPIBatteryManager: hiển thị thông số pin, dùng kèm với patch dsdt để hiện thông số đúng. Một số máy yêu cầu phải patch dsdt cho pin trước.

Network:

  • Wifi Injector: Inject thông tin của các card wifi và bluetooth được support vào kext gốc của OS X
  • BCM94352 Ghz: patch kext để hổ trợ Wifi 5Ghz cho BCM94352
  • BTFirmwareUploader: kext Bluetooth.
  • Null Ethernet: Giả lập card Ethernet trên một số dòng laptop không có cổng Ethernet, dùng đăng nhập các dịch vụ iCloud.
  • Realtek/Broadcom/Intel/Atheros Ethernet: chọn driver nếu bạn có Ethernet của các hãng này.

Graphics

  • ACPIBacklight: Dùng để Enable chỉnh độ sáng và hiệu ứng sáng tối mượt mà. Yêu cầu kỹ năng phải patch dsdt cho độ sáng
  • HD3000 VGA port: Kích hoạt cổng VGA của card HD3000, tuy nhiên có thể disable các cổng DP hay HDMI khác
  • HD4000 HDMI/DP port: Kích hoạt 2 cổng HDMI và DP của card HD4000

Sound

  • VoodooHDA: Driver âm thanh cho nhiều máy, tuy nhiên có thể gây trục trặc hoặc âm thanh không hay
  • Patch AppleHDA: Patch AppleHDA theo các codec đã có sẵn, yêu cầu bạn có file AppleHDA.kext gốc trong S/L/E và đã inject thông tin audio trong dsdt.

Trackpad and Keyboard: Các driver cho touchpad, bàn phím.
USB 3.0: Driver cho cổng USB 3.0

Nếu thiết bị của bạn không có trong danh sách, có thể tìm trên mạng dưới dạng file .kext và dùng Kext Wizard (trong mục Tools của Hackintosh Vietnam Tool) để cài đặt. Lưu ý là không thể cài kext chỉ bằng việc copy file vào S/L/E.

Khởi động lại

Bạn cần phải hoàn thành 3 mục trên trước khi restart lại máy, nếu không sẽ bị lỗi. Sau khi khởi động lại, bạn có thể kiểm tra speedstep và các thiết bị khác.

Nếu số lượng speedstep quá thấp (nhỏ hơn 3), bạn kiểm tra lại NullCPUPowerManagement còn sót lại trong máy không bằng cách gõ lệnh sau trong terminal:
Mã:
kextstat | grep -y nullcpu
Nếu có hiện thông tin thì NullCPUPowerManagement, bạn tìm và xoá đến khi không hiện thông tin.

Tác giả: vusun123 & pokenguyen

Cài Clover UEFI bootloader, thiết lập Speedstep và cài đặt kext ( với máy UEFI )

Cài Clover UEFI Bootloader và thiết lập Speedstep
Bước 1: Tải phiên bản mới nhất của Clover, chạy file cài đặt, khi đến màn hình chuẩn bị cài đặt thì chọn Customize và chọn những mục sau:

  • Install for UEFI Booting: Cài Clover UEFI vào ổ EFI disk0s1
  • Themes: Chọn theme cho Clover.
  • Drivers64UEFI > EmuVariableUEFI-64.efi: Giả lập NVRAM cho OS X
  • Drivers64UEFI > OsxAptioFixDrv-64.efi: Fix lỗi bộ nhớ cho hầu hết hệ thống UEFI, có thể không cần thiết (bạn có thể test không chọn mục này)
  • Install RC Scripts on target volume: Cài RC script vào OS X, dùng để chạy các lệnh trong nvram khi khởi động, và lưu nvram vào đĩa khi tắt máy.
  • Install Clover Preference Pane: Cài Clover Preference Pane, dùng để chỉnh các thông số nvram cho Clover, kèm theo chương trình cập nhật Clover.

Chọn Continue và cài đặt.

Bước 2: Tải HFSPlus.efi.zip, giải nén và chép vào thư mục /EFI/CLOVER/drivers64UEFI/ trên ổ EFI, xóa file VboxHFS-64.efi
Bước 3: Dùng Hackintosh Vietnam Tool và chọn:

Với dòng Core i3/i5/i7/Xeon:

  • Clover Confìg: Tạo file config.plist phù hợp với máy của bạn. Lưu ý chọn Custom trong phần SSDT. File config.plist sẽ được tạo trên desktop.
  • Tools > SSDT Generator: Tạo file ssdt.aml cho CPU trong thư mục /Extra trên ổ Mac.

Sau khi chạy tool, chép file config.plist vào thư mục /EFI/Clover/ và file /Extra/ssdt.aml vào /EFI/Clover/ACPI/patched/ trên ổ EFI.

Với dòng Pentium:

  • Clover Confìg: Tạo file config.plist phù hợp với máy của bạn. Lưu ý chọn Generate trong phần SSDT. File config.plist sẽ được tạo trên desktop.

Sau khi chạy tool, chép file config.plist vào thư mục /EFI/Clover/ trên ổ EFI.

Cài Kext
Để các thiết bị trên máy tính chạy tốt, bạn cần phải cài kext (driver) tương ứng. Hiện tại Hackintosh Vietnam Tool có khá đầy đủ các kext cho nhiều thiết bị. Bạn chỉ cần cài chương trình và chọn driver phù hợp với máy trong mục Kexts. Các mục gạch ngang không cần thiết đối với Hackintosh trên Clover UEFI:
LƯU Ý CHỈ CHỌN NHỮNG THỨ NÀO MÁY BẠN CẦN, CÒN MUỐN BIẾT NÓ CÓ CẦN HAY KHÔNG THÌ BẠN ĐỌC MÔ TẢ MÀ CHỌN. KHÔNG PHẢI MÁY NÀO CŨNG GIỐNG MÁY NÀO!

Fixes > Hibernate > Disable Hibernate: Tắt chế độ Hibernation, bắt buộc đối với Clover.

System

  • FakeSMC: Giả lập các key SMC trên Mac, đọc các thông tin từ các bộ cảm ứng trên máy. Quan trọng nhất trong hệ thống Hackintosh
  • Patch AppleRTC: Patch file AppleRTC.kext để tránh việc tự động reset CMOS khi khởi động lại

CPUPowerManagement:

  • Patch mach_kernel: Ngăn Kernel tự động restart do việc ghi vào thanh ghi MSR02 trên hệ thống Haswell
  • Patch AICPUPM: Ngăn Kernel panic do việc ghi vào thanh ghi MSR02 trên hệ thống SandyBridge/IvyBridge
  • Enable SandyBridge-E/IvyBridge-E PM: Patch kext AICPM để hỗ trợ cho CPU Sandy-E/Ivy-E
  • NullCPUPowerManagement: Tắt quản lý điện năng CPU, bỏ speedstep
  • DisableTurboBoostBattery: Chỉ sử dụng cho laptop, giảm xung khi không cắm nguồn nhằm tiết kiệm pin.

Battery

  • ACPIBatteryManager: hiển thị thông số pin, dùng kèm với patch dsdt để hiện thông số đúng. Một số máy yêu cầu phải patch dsdt cho pin trước.

Network:

  • Wifi Injector: Inject thông tin của các card wifi và bluetooth được support vào kext gốc của OS X
  • BCM94352 Ghz: patch kext để hổ trợ Wifi 5Ghz cho BCM94352
  • BTFirmwareUploader: kext Bluetooth.
  • Null Ethernet: Giả lập card Ethernet trên một số dòng laptop không có cổng Ethernet, dùng đăng nhập các dịch vụ iCloud.
  • Realtek/Broadcom/Intel/Atheros Ethernet: chọn driver nếu bạn có Ethernet của các hãng này.

Graphics

  • ACPIBacklight: Dùng để Enable chỉnh độ sáng và hiệu ứng sáng tối mượt mà. Yêu cầu kỹ năng phải patch dsdt cho độ sáng
  • HD3000 VGA port: Kích hoạt cổng VGA của card HD3000, tuy nhiên có thể disable các cổng DP hay HDMI khác
  • HD4000 HDMI/DP port: Kích hoạt 2 cổng HDMI và DP của card HD4000

Sound

  • VoodooHDA: Driver âm thanh cho nhiều máy, tuy nhiên có thể gây trục trặc hoặc âm thanh không hay
  • Patch AppleHDA: Patch AppleHDA theo các codec đã có sẵn, yêu cầu bạn có file AppleHDA.kext gốc trong S/L/E và đã inject thông tin audio trong dsdt.

Trackpad and Keyboard: Các driver cho touchpad, bàn phím.
USB 3.0: Driver cho cổng USB 3.0

Nếu thiết bị của bạn không có trong danh sách, có thể tìm trên mạng dưới dạng file .kext và dùng Kext Wizard (trong mục Tools của Hackintosh Vietnam Tool) để cài đặt. Lưu ý là không thể cài kext chỉ bằng việc copy file vào S/L/E.

Khởi động lại

Bạn cần phải hoàn thành 2 mục trên trước khi restart lại máy, nếu không sẽ bị lỗi. Nếu máy bạn không tự boot vào Clover UEFI, tham khảo bài Cách boot vào Clover UEFI
Sau khi khởi động lại, bạn có thể kiểm tra speedstep và các thiết bị khác.

Nếu số lượng speedstep quá thấp (nhỏ hơn 3), bạn kiểm tra lại NullCPUPowerManagement còn sót lại trong máy không bằng cách gõ lệnh sau trong terminal:
Mã:
kextstat | grep -y nullcpu
Nếu có hiện thông tin thì NullCPUPowerManagement, bạn tìm và xoá đến khi không hiện thông tin.

Tác giả: pokenguyen

Kiểm tra Speedstep của CPU

Speedstep là các mức năng lượng mà CPU có thể đạt đến trong quá trình vận hành máy tính. CPU có thể tự hạ xung khi máy nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ, và tự động ép xung lên cao khi có chương trình nặng. Việc bảo đảm speedstep chạy tốt vừa có ý nghĩa giảm nhiệt độ máy, vừa tăng hiệu năng tùy vào nhu cầu sử dụng.

Để kiểm tra số lượng speedstep hiện có trên máy, bạn có thể làm theo 1 trong các cách sau:

DPCIManager(Không hoạt động trên OS X 10.9.2)

DPCIManager có trong Hackintosh Vietnam Tool có thể giúp bạn kiểm tra speedstep dễ dàng, chỉ cần chạy chương trình, ấn nút PStates, ấn OK ở các thông báo lỗi và xem số lượng speedstep. Các bạn phải chờ khoảng vài phút để mọi speedstep được phát hiện.

AppleIntelCPUPowerManagementInfo

Đây là kext dùng để kiểm tra speedstep, các bạn có thể chạy kext mà không cần cài đặt bằng cách sau:

Bước 1: Tải AppleIntelCPUPowerManagementInfo.kext.zip, giải nén trên desktop.

Bước 2: Sửa permission cho kext và load bằng cách gõ lệnh sau trên terminal:
cd ~/Desktop/
sudo chown -R root:wheel ./AppleIntelCPUPowerManagementInfo.kext
sudo chmod -R 755 ./AppleIntelCPUPowerManagementInfo.kext
sudo kextload ./AppleIntelCPUPowerManagementInfo.kext
Bước 3: Mở Console, chọn All Messages và gõ AICPUPMI vào ô Filter, chờ khoảng vài phút:

Bước 4: Khi số lượng speedstep không tăng hơn nữa, và bạn muốn tắt kext, vào terminal và gõ lệnh sau:
Mã:
sudo kextunload AppleIntelCPUPowerManagementInfo.kext

Tác giả: pokenguyen

Enable QE/CI cho Intel HD Graphics đời đầu

Yêu cầu:
– 1 USB Ubuntu Live
– OS X sử dụng là 10.9 trở lên ( recommended: 10.9.2 )
– GPU sử dụng trong máy là Intel HD Graphics đời đầu

Tiến hành:
Bước 1: Dump thông tin của màn hình:
Boot vào Ubuntu, khởi động terminal, tiến hành gõ lệnh sudo intel_reg_dumper :

Sau khi có được thông tin như dưới ( ảnh mang tính minh hoạ, mỗi máy một khác ), save lại toàn bộ đoạn text bằng gEdit , save thành 1 file text để sử dụng cho Mac

Thoát Ubuntu, boot lại vào Mac với lệnh -v -f -x
Bước 2:
Bắt đầu patch kext
Download Intel HD Graphics Patcher của Giofrida bên insanelymac: www.insanelymac.com/forum/files/file/101-intel-hd-graphics-patcher/
Chạy app lên có giao diện như sau:

Chọn Linux Dump Analyser, hiện giao diện như dưới:

Paste toàn bộ đoạn text có được vừa rồi vào trong khung và ấn Analyse, khi đó sẽ hiện chữ “Parameters set! Now go to Manual Patch”

Bấm Manual Patch, kéo file AppleIntelHDGraphicsFB.kext vào khung checkbox có chữ nhạt và ấn Check:

Sau khi đã check xong, ở mục “OS X Version” chọn 10.9.x, ấn Patch. Nhập Password vào và chờ 1 lúc, 1 folder mang tên “Patched Framebuffer” sẽ xuất hiện trên Desktop và chứa kext AppleIntelHDGraphicsFB.kext đã được patch.

Cài kext này bằng Kext Ultility hoặc Kext Wizard, rebuild cache, fix permission và reboot để test

Tác giả: vusun123 (dịch từ insanelymac)

CÁCH CẬP NHẬT OS X 10.9.X

Nếu bạn muốn cập nhật từ OS 10.9.0 10.9.x thì trước tiên các bạn cần sao lưu file sau:

– AppleHDA
– Các file kext đồ họa đã được patch thêm cổng (nếu có).

Với Clover Bootloader:
– Chạy file cập nhật từ AppStore hoặc download từ trang chủ
– Sau khi cập nhật, các bạn có thể update AppleHDA, hoặc cài đè AppleHDA để có âm thanh. (Nếu đã patch AppleHDA on-the-fly thì sẽ có ngay âm thanh sau khi update)
– Nếu có patch kext đồ hoạ (như thêm cổng xuất) thì cần patch lại.
– Bạn phải dùng tool Hackintosh Vietnam Tool, vào Fixes > Hibernate Mode > Disable Hibernate để tắt Hibernate sau khi update, nếu không sẽ không thể wake sau khi sleep.

Với Chameleon Bootloader:

Dòng IvyBridge trở về trước:
Trước khi cập nhật:

  • Cài NullCPUPowerManagement (có trong Hackintosh Vietnam Tool)

Chạy file cập nhật từ AppStore hoặc download từ trang chủ.

Sau khi cập nhật:

  • Chạy lại Hackintosh Vietnam Tool, vào mục AppleIntelCPUPowerManagement để patch lại.
  • Các bạn có thể update AppleHDA, hoặc cài đè AppleHDA để có âm thanh.
  • Nếu có patch kext đồ hoạ (như thêm cổng xuất) thì cần patch lại.
  • Xóa NullCPUPowerManagement trong /System/Library/Extensions/, rebuild cache và restart.

Dòng Haswell
Trước khi cập nhật:

  • Chuẩn bị usb cài OS X
  • Download file mach_kernel đã được patch tương ứng, giải nén và đổi tên thành mach_kernel2, chép vào ổ Mac

Chạy file cập nhật từ AppStore hoặc download từ trang chủ.

Sau khi cập nhật:

  • Boot với lệnh “mach_kernel2 UseKernelCache=No -f -v”
  • Chạy lại Hackintosh Vietnam Tool, vào mục Kernel để patch lại.
  • Các bạn có thể update AppleHDA, hoặc cài đè AppleHDA để có âm thanh.
  • Nếu có patch kext đồ hoạ (như thêm cổng xuất) thì cần patch lại.
  • Rebuild cache và restart.

Mac Pro SMBIOS
Bạn nào sử dụng SMBIOS MacPro thì cần làm thêm các mục sau (vẫn phải làm 1 trong 2 mục trên).
Trước cập nhật:
– Sao lưu /Extra/smbios.plist.
– Tạo smbios MacMini hoặc iMac.

Chạy file cập nhật từ AppStore hoặc download từ trang chủ.

Sau khi cập nhật:
– Phục hồi lại smbios.plist cũ.
– Vào S/L/E tìm và xóa AppleTyMCEDriver.
– Rebuild cache và restart

Tác giả: pokenguyen

Một số tweak cơ bản hữu ích

1) Đồng bộ thời gian giữa OS X ( hay bất cứ OS thuộc hệ Linux/Unix ) với Windows
Sau khi dualboot hoặc multiboot thành công, thời gian của Windows và OS X sẽ không trùng nhau ( mặc dù đã set thời gian cả 2 bên cùng múi giờ ). Cách fix như sau:
Bước 1: Boot vào OS X, set thời gian và múi giờ đúng
Bước 2: Boot vào Windows, không được đồng bộ thời gian bằng Adjust Date/Time. Mở Run, gõ regedit và enter
Bước 3: Tìm tới key HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\TimeZoneInformation. Chuột phải khoảng trống ở khung bên phải, chọn New > DWORD (32-bit) Value và đặt tên là RealTimeIsUniversal. Kích đúp vào file này và thay đổi giá trị là 1. Save lại và reboot
Bước 4: Boot vào OS X, sau đó boot vào Windows. Lúc này thời gian ở cả 2 OS đã được đồng bộ

Sửa lỗi iCloud/iMessage/Facetime trên Hackintosh

Muốn sử dụng iCloud/iMessage/FaceTime cần hội đủ các yêu cầu sau:

1. NVRAM hoạt động

Với Chameleon: Bạn cần dùng FileNVRAM.dylib trong thư mục /Extra/modules/
Link download: public.xzenue.com/downloads/

Lưu ý là có 2 phiên bản 1.1.2 và 1.1.3, bạn có thể thử 1 trong 2.

Với Clover UEFI: Bạn cần có EmuVariableUefi-64.efi trong /EFI/CLOVER/drivers64UEFI/ và đã chọn Install RC Scripts to target partition.

2. Ethernet set về en0

Bạn cần phải có card Ethernet được nhận dạng trên OS X (đã cài kext) và set về en0. Để kiểm tra bạn có thể dùng DPCIManager (có trong Hackintosh Vietnam Tool)

Mặc định các thiết bị mạng (ethernet, wifi, smartphone Hotspot,…) sẽ được set en0, en1, en2, en3,… theo nguyên tắc card nào nhận dạng trước thì set trước. Để set card Ethernet về en0 bạn cần phải reset cấu hình mạng:

– Vào /Library/Preferences/SystemConfiguration/ và xoá các file/thư mục sau:

  • CaptiveNetworkSupport
  • com.apple.airport.preferences.plist
  • com.apple.network.eapolclient.configuration.plist
  • NetworkInterfaces.plist

– Vào System Preferences > Network > Chọn các kết nối bên tay trái, chọn nút – để xoá.
– Khởi động lại.
– Vào System Preferences > Network > Chọn nút + và thêm các kết nối mạng vào, lưu ý phải thêm Ethernet trước.
– Dùng DPCI Manager để check lại card Ethernet đã set về en0 chưa.

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng SMBIOS MacbookAir, thì set Wifi (không phải Wifi USB) hoặc Ethernet về en0 đều có hiệu quả tương tự

3. Đăng ký thông tin đến máy chủ Apple
Để đăng nhập iMessage/Facetime, bạn cần đăng ký thông tin phần cứng máy bạn cho máy chủ Apple. Thông thường thì việc này tự động xảy ra khi bạn mới cài OS X, nhưng đa số các máy với số serial tự chế sẽ không thực hiện được và có thể bị block. Các bạn cần làm theo một trong số các cách sau:

3.1 Thêm card VISA vào tài khoản iCloud

– Bạn cần có một thẻ VISA Việt Nam (đối với tài khoản iCloud Việt Nam) hoặc VISA ở quốc gia trùng với tài khoản iCloud của bạn. VISA không cần có tiền.

– Sử dụng AppStore hoặc iTunes trên Hackintosh, đăng nhập vào tài khoản iCloud và thêm thẻ tín dụng vào. Sau đó đăng nhập iMessage là được. Sau khi kích hoạt thành công, bạn có thể gỡ VISA ra khỏi tài khoản.

– Bạn nào nhập thông tin thẻ Visa mà gặp lỗi *Your credit card information does not match your bank’s records. Please enter a US credit card and matching billing address.*thì lưu ý là thông tin chủ thẻ ở phần Billing Address ( bao gồm cả address line 1, line 2 và phone number nếu có ) phải khớp với chủ thẻ.

3.2 Gọi điện thoại cho Apple để kích hoạt

– Bạn cần có một số serial number xịn của một máy Mac thật. Bạn cũng cần lưu lại mã customer code của thông báo lỗi khi đăng nhập.

– Sử dụng skype gọi cho dịch vụ khách hàng Apple US, bỏ qua giọng máy để gặp người thật. Bạn nêu yêu cầu của mình, ví dụ:
I’m calling because I’m having problems with activating iMessage on my [insert Mac model], it’s asking me to call Apple support and provide them with some customer code.
– Bên kia sẽ yêu cầu bạn cung cấp tên, số điện thoại liên lạc (bạn nói bạn đang đi chơi), serial number và AppleID.

– Nếu thành công, bạn sẽ đăng nhập được.

3.3 Sử dụng thông tin của một máy có iM/FT hoạt động

– Dựa vào cơ chế đăng ký thông tin iMessage/FaceTime của Apple, bạn có thể chuyển các thông tin quan trọng từ một máy (Hackintosh hoặc Mac) có iMessage/FaceTime chạy tốt vào máy bạn.

– Bạn chạy HVT trên máy cần lấy thông tin (iMessage/FaceTime hoạt động). Chọn Tools > iMessage Debug. Sau khi chạy xong sẽ có file iMessageDebug.txt trên Desktop, copy file này.

– Trong file sẽ có một số thông tin về máy, bạn cần lưu ý 2 thông tin BoardSerialNumber và ROM. ví dụ:
Mã:
BoardSerialNumber: CK148614DB6F940D2
ROM: 61d6761129f2
– Bạn cần inject thông tin này vào máy bằng cách sau:
Đối với Chameleon: vào terminal và gõ lệnh sau, nhớ sửa các giá trị in đỏ cho khớp với thông tin trong file.

sudo nvram 4D1EDE05-38C7-4A6A-9CC6-4BCCA8B38C14:ROM=%61%d6%76%11%29%f2
sudo nvram 4D1EDE05-38C7-4A6A-9CC6-4BCCA8B38C14:MLB=CK148614DB6F940D2

Đối với Clover: Bạn điền BoardSerialNumber vào SMBIOS > BoardSerialNumber và ROM vào RT Variables > ROM trong file config.plist.

– Sau khi restart bạn sẽ đăng nhập bình thường.

***Lưu ý không nên chia sẻ các thông tin máy cho quá nhiều người, Apple sẽ block đối với các thông tin được quá nhiều người dùng

Cài Yosemite với Clover UEFI bootloader (với máy UEFI)

Bạn cần file cài đặt của Yosemite Download tại đây. Hướng dẫn thực hiện trên OS X, nếu bạn không có Mac thật thì có thể tạo máy ảo Vmware.

Bước 1: Bạn cần một USB 8GB trở lên, format bằng Disk Utility với tuỳ chọn sau:

  • Partition Layout: 2 Partition
  • Partition 1: đặt tên CLOVER, Format MS-DOS (FAT), dung lượng > 300MB
  • Partition 2: đặt tên MacUSB, Format : Mac OS Extended (Journaled), dung lượng > 6GB
  • Options…: Master Boot Record

Bước 2: Download file Clover.zip, giải nén và copy thư mục EFI vào ổ CLOVER. Dùng Hackintosh Vietnam Tool để tạo file config.plist phù hợp với máy của bạn:
– CPU: Chọn CPU của bạn
– Graphíc: Chọn đồ họa của bạn
– SSDT: Generate.
– Bootflag: Cần có kext-dev-mode=1
Sau khi chạy xong, chép file config.plist trên Desktop vào EFI/Clover/ trên ổ CLOVER.

Từ bước này bạn có 2 cách để tạo phân vùng Install Yosemite

CÁCH 1 (dễ hơn, nhưng thỉnh thoảng bị màn hình trắng)
Bước 3 : Download OS X Yosemite từ AppStore, kiểm tra xem trong thư mục Applications có file “Install OS X Yosemite.app”. Mở terminal và chạy lệnh sau (Untitled là ổ đĩa HFS+):
sudo /Applications/Install\ OS\ X\ Yosemite.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/MacUSB --applicationpath /Applications/Install\ OS\ X\ Yosemite.app --nointeraction
Bước 4: Khởi động lại vào BIOS, bật chế độ UEFI, vào Boot selection và chọn khởi động vào UEFI:USB. Nếu không có, bạn tham khảo bào Cách boot vào Clover UEFI

Bước 5: Chọn “Boot OS X Install from Install OS X Yosemite” -> ấn spacebar -> chọn Boot Mac OS X in Verbose Mode, nếu file config.plist đúng thì sẽ vào màn hình cài đặt. Ấn spacebar nếu có hiện thông báo về bàn phím/chuột bluetooth. Vào menu Utility, chọn Disk Utility.

Bước 6: Tiện ích quản lý ổ đĩa xuất hiện, click vào phân vùng muốn cài OS X, click sang tab Erase, ở dòng Format: Chọn Mac OS Extended (Journaled), ở dòng Name: Các bạn đặt theo ý thích, ví dụ: Hackintosh, Macintosh… Cuối cùng nhấn Erase, một thông báo hỏi bạn có chắc muốn erase không, thì nhấn Erase:

Bước 7: Sau khi định dạng xong phân vùng để cài đặt, tắt tiện ích Disk Utility đi, nhấn continue–>Agree, màn hình Install OS xuất hiện, ta chọn phân vùng “Hackintosh” đã tạo rồi nhấn install.

Bước 8: Quá trình cài đặt này sẽ dừng rất lâu ở phần “1 second remaining”, và tự động restart sau khi hoàn tất. Đây là Giai đoạn 1.

Bước 9: Khởi động vào USB Clover và chọn “Boot OS X Install from Install OS X Yosemite” để tiếp tục giai đoạn 2 của quá trình cài đặt. Sau khi restart, boot lại vào USB Clover và chọn phân vùng Yosemite vừa cài đặt xong.

CÁCH 2 (hơi dài hơn)

Bước 3: Click phải vào Install OS X Yosemite.app > Show Package Contents > Contents > Shared Support, mở InstallESD.dmg

Bước 4: Mount file BaseSystem.dmg ẩn bằng lệnh sau (gõ trong terminal):

open /Volumes/OS\ X\ Install\ ESD/BaseSystem.dmg
File BaseSystem.dmg sẽ đuợc mount thành ổ OS X Base System

Bước 5: Mở thẻ Restore trong Disk Utility, ở Source: Kéo và thả “OS X Base System” đã mount ở bước trên vào, ở Destination: Kéo phân vùng MacUSB đã tạo vào, ấn Restore:

Bước 6: Sau khi restore xong, vào ổ USB “OS X Base System”, vào tiếp System/Installation, xoá alias Packages, vào ổ “OS X Install ESD” copy folder Packages và paste vào System/Installation trên ổ USB.

Bước 7: Copy BaseSystem.dmg và BaseSystem.chunklist (file ẩn) từ ổ OS X Install ESD sang ổ OS X Base System trên USB.

Bước 8: Khởi động lại vào BIOS, bật chế độ UEFI, vào Boot selection và chọn boot từ UEFI:USB. Nếu không có tùy chọn này, các bạn tham khảo thêm bài Cách boot vào Clover UEFI

Bước 9: Chọn “Boot OS X Install from OS X Base System” ấn spacebar -> chọn Boot Mac OS X in Verbose Mode, nếu file config.plist đúng thì sẽ vào màn hình cài đặt. Ấn spacebar nếu có hiện thông báo về bàn phím/chuột bluetooth. Vào menu Utility, chọn Disk Utility.

Bước 10: Tiện ích quản lý ổ đĩa xuất hiện, click vào phân vùng muốn cài OS X, click sang tab Erase, ở dòng Format: Chọn Mac OS Extended (Journaled), ở dòng Name: Các bạn đặt theo ý thích, ví dụ: Hackintosh, Macintosh… Cuối cùng nhấn Erase, một thông báo hỏi bạn có chắc muốn erase không, thì nhấn Erase:

Bước 11: Sau khi định dạng xong phân vùng để cài đặt, tắt tiện ích Disk Utility đi, nhấn continue–>Agree, màn hình Install OS xuất hiện, ta chọn phân vùng “Hackintosh” đã tạo rồi nhấn install.

Bước 12: Quá trình cài đặt bắt đầu diễn ra và tự động restart khi kết thúc. Boot lại vào USB Clover và chọn phân vùng Yosemite vừa cài đặt xong.

Tác giả: pokenguyen

Cách boot vào Clover UEFI

Khác với các hệ điều hành/bootloader Legacy, hệ thống UEFI hoàn toàn không sử dụng Boot record trên đĩa cứng, hay phân vùng “active”. UEFI sẽ tự dò ổ cứng để tìm phân vùng FAT32, và tìm file .efi chứa bootloader để chạy. Đó là lý do đa số UEFI cần ổ cứng format dạng GPT, vì sẽ luôn có 1 ổ EFI định dạng FAT32 ở đầu (ổ này sẽ chứa các bootloader).

Mọi thứ có vẻ đơn giản, nhưng các hệ thống khác nhau lại có quy ước tìm file .efi khác nhau.

Tắt Secure Boot
Secure boot phải được tắt trong BIOS, nếu không Clover sẽ không thể chạy được!

1/ Boot từ BootX64.efi

Đây là phương pháp đơn giản và chuẩn nhất theo chuẩn UEFI, máy tính sẽ tự chạy /EFI/BOOT/BOOTX64.efi trong ổ EFI hoặc FAT32 đầu tiên. Khi cài Clover UEFI bạn đã có sẵn file này. Và đây cũng là cách ít thành công nhất

**Lưu ý: Một số máy yêu cầu ổ EFI phải là phân vùng đầu tiên trên đĩa để tự tìm Bootx64.efi

2/ Boot from EFI file
Đây là tuỳ chọn có trên một số dòng laptop HP (có thể một số máy khác). Bạn có thể chỉ định file .efi để boot bằng cách vào menu boot option > Boot from EFI file > duyệt đến file efi và chạy.

Lưu ý: Phương pháp này ko lưu lại đường dẫn, chỉ nên áp dụng khi boot từ USB.

3/ Add Boot Option
Đa số hệ thống cho phép add thêm mục khởi động bằng giao diện BIOS/UEFI. Ví dụ:

4/ Boot từ Bootmgfw.efi

Phương pháp này khá phổ biến trên nhiều máy. Hệ thống sẽ tìm kiếm bootloader của Windows UEFI theo đường dẫn:
Mã:
/EFI/Microsoft/Boot/bootmgfw.efi
Bạn có thể tự tạo thư mục /EFI/Microsoft/Boot/ trên ổ EFI, copy file /EFI/Clover/CloverX64.efi vào đường dẫn trên và đổi tên thành bootmgfw.efi.

Lưu ý: Nếu máy bạn đã cài sẵn Windows UEFI và đã có file /EFI/Microsoft/Boot/bootmgfw.efi (của Windows), bạn cần đổi tên bootmgfw.efi thành bootmgfw-orig.efi trước.

Tác giả: Tuanpekoe và pokenguyen

Dualboot Windows và OS X khi sử dụng Chameleon

Cài thêm Windows sau khi cài OS X

Sau khi đã cài Mavericks với Chameleon và thiết lập hệ thống, bạn có thể cài thêm Windows Legacy bằng cách sau:

Bước 1: Vào Disk Utility, tạo 1 phân vùng cho Windows dưới dạng MS-DOS (FAT)
Bước 2: Boot vào bộ cài Windows, khi đến màn hình Install now thì chọn Repair your computer

Bước 3: Chọn Command Prompt và gõ các lệnh sau:

diskpart
select disk 0
list partition (hiển thị danh sách partition trên máy, để ý số của partition cho Windows)
select partition x (x là partition cho Windows)
format fs=ntfs label="Windows" quick
active
Bước 4: Khởi động lại vào bộ cài Windows, chọn Install Now và cài Windows bình thường.
Bước 5: Khi đã cài xong Windows, mở command prompt với quyền Administrator và gõ lệnh:

diskpart
select disk 0
list partition (hiển thị danh sách partition trên máy, để ý số của partition cho OS X)
select partition x (x là partition cho OS X)
active
Bước 6: Khởi động lại sẽ hiện màn hình Chameleon, ấn phím trái phải để chọn phân vùng khởi động.

Cài thêm OS X trên máy có sẵn Windows

Bước 1: Tạo phân vùng trống cho Mac.
Bước 2: Mở command prompt với quyền Administrator và gõ lệnh:

diskpart
select disk 0
list partition (hiển thị danh sách partition trên máy, để ý số của partition cho OS X)
select partition x (x là partition cho OS X)
active
Bước 3: Cài Mavericks bằng các bài hướng dẫn ở trên.

Tác giả: vusun123 & pokenguyen

Dualboot Windows và OS X khi sử dụng Clover UEFI

Sau khi cài Windows UEFI và Mavericks với Clover UEFI bootloader, khi khởi động sẽ có tuỳ chọn boot vào Windows hoặc Mavericks. Lưu ý trên một số máy, Windows UEFI sẽ chiếm quyền khởi động mặc định của Clover, để khắc phục:

Cách 1
Vào BIOS và thêm lại /EFI/Clover/Cloverx64.efi vào Boot Option, di chuyển Clover lên đầu.

Cách 2
Dùng USB Clover boot:

– Khởi động Mavericks, dùng Clover Configurator để Mount ổ EFI (Extra > Mount EFI).
– Xoá file /EFI/Boot/Bootx64.efi.
– Đổi tên /EFI/Microsoft/Boot/bootmgfw.efi thành bootmgfw-orig.efi
– Copy file /EFI/Clover/Cloverx64.efi vào /EFI/Boot/, đổi tên thành Bootx64.efi
– Copy file /EFI/Clover/Cloverx64.efi vào /EFI/Microsoft/Boot/, đổi tên thành bootmgfw.efi

 

DSDT, SSDT: Những kiến thức cơ bản

DSDT, SSDT là gì?

DSDT, SSDT là các bảng giao thức điều khiển thiết bị, được lưu trong BIOS/UEFI của máy. DSDT, SSDT mô tả các thiết bị có trong máy, và cung cấp các hàm vận hành thiết bị. Các thiết bị, hàm này sẽ được sử dụng bởi driver trong các hệ điều hành như Windows, OS X, Linux để điều khiển thiết bị. Nếu không có các bảng này, hệ điều hành sẽ không thể vận hành được.

Mặc định các bootloader sẽ tự lấy đầy đủ các bảng này từ hệ thống, và truyền vào hệ điều hành khi khởi động.

DSDT và SSDT về cơ bản là hoàn toàn giống nhau về mặt cấu trúc, nhưng DSDT được xem là bản chính, còn SSDT là các bản phụ. DSDT chứa phần lớn các thiết bị trên mainboard như chip âm thanh, đồ họa onboard, cổng USB,… SSDT chứa các thiết bị thường thay đổi như CPU, đồ họa rời, thâm chí đồ họa onboard trên các dòng Haswell.

Tại sao phải patch DSDT, SSDT trên Hackintosh?

Không như Windows hay Linux (hỗ trợ đa nền tảng phần cứng), OS X chỉ hỗ trợ các phần cứng do Apple quy định. Các thiết bị, hàm vận hành trong DSDT trên máy Mac được tối ưu hóa cho hệ điều hành, với những quy định chặt chẽ. Trên hệ thống Hackintosh, một số thiết bị như card đồ họa, âm thanh, pin không hoạt động, vì bảng DSDT trên máy không tuân theo chuẩn của OS X.

Bằng việc trích xuất DSDT, SSDT từ máy tính và chỉnh sửa lại theo chuẩn OS X, bạn có thể giúp Hackintosh hoạt động ổn định và đầy đủ như một máy Mac thật.

Tất cả các bootloader đều cho phép thay bảng DSDT và SSDT trong máy bằng các file dsdt.aml và ssdt.aml do người dùng tạo.

Trích xuất DSDT, SSDT gốc (AML) từ hệ thống

Việc đầu tiên trước khi sửa dsdt, ssdt là bạn phải lấy được file dsdt, ssdt gốc dưới định dạng AML (ACPI Machine Language). Có nhiều cách để làm điều đó tuy nhiên tốt nhất là cách sau:

Dùng USB bộ cài Clover bootloader:
Ở màn hình Clover, ấn phím F4 – > tất cả các bảng sẽ được dump vào /EFI/Clover/ACPI/origin/

Biên dịch ngược DSDT, SSDT gốc (AML)

Các bảng DSDT, SSDT gốc trong máy có định dạng nhị phân AML, không thể sửa trực tiếp mà cần phải biên dịch ngược lại thành file text có đuôi dsl. Do các bảng DSDT, SSDT có liên kết chồng chéo lẫn nhau nên bạn cần có tất cả các file DSDT, SSDT để hỗ trợ khi biên dịch ngược.

Dùng Hackintosh Vietnam Tool để cài iasl, chép các file DSDT, SSDT gốc với tên file *.aml ở trên vào desktop.
Chạy terminal với lệnh sau:
Mã:
cd ~/Desktop
iasl -da *.aml
Tất cả các file DSDT, SSDT sẽ được biên dịch ngược thành các file *.dsl.

Lưu ý nếu chạy lệnh trên mà bị lỗi thì do máy bạn có nhiều bảng SSDT trùng tên. Để khắc phục, bạn xem trong thông báo lỗi file ssdt*.aml sau cùng trước khi lỗi, và xóa nó.

Thêm DSDT, SSDT (AML) đã chỉnh sửa vào bootloader.

Sau khi đã sửa và biên dịch từ file *.dsl thành *.aml, bạn có thể đưa vào bootloader bằng cách đặt đúng vào các thư mục sau:

Chameleon: /Extra/
Clover: /EFI/CLOVER/ACPI/patched/

Lưu ý: nếu có nhiều file SSDT.aml thì đặt theo tên sau: SSDT.aml, SSDT-1.aml, SSDT-2.aml,…

Bootloader sẽ tự loại bỏ (drop) DSDT gốc của hệ thống và nạp file DSDT.aml khi khởi động. Đối với các file SSDT thì hệ thống sẽ thêm các file SSDT.aml vào sau các bảng SSDT gốc của hệ thống. Nếu bạn muốn bỏ các bảng SSDT gốc này thì chọn DropSSDT=True đối với Chameleon, hoặc Drop OEM SSDT=True đối với Clover.

Tác giả: pokenguyen

 

DSDT, SSDT: Sửa lỗi với MacIASL

Sau khi đã trích xuất và biên dịch ngược các file DSDT, SSDT gốc (AML) thành file text (DSL), bạn cần dùng MacIASL (có trong Hackintosh Vietnam Tool) để sửa đổi và biên dịch lại thành file AML.

Những tính năng chính của MacIASL

  • Tự động trích xuất và biên dịch ngược các bảng trong hệ thống: File > New from ACPI > chọn bảng.
  • Cho phép xem các lỗi hiện có trong dsdt với nút Compile.
  • Apply các patch (đoạn mã sửa đổi DSDT) với nút Patch.
  • Biên dịch lại file AML bằng cách vào File > Save as… > File format: ACPI Machine Language Binary.

Thêm kho DSDT patch
Trên mạng có một số kho dsdt patch, bạn chỉ cần thêm địa chỉ vào MacIASL sẽ có thể truy xuất được các file dsdt patch. Để thêm 1 kho dsdt patch, các bạn vào menu MacIASL > Preferences… > Sources > Chọn dấu + và thêm tên (tự đặt) và liên kết đến kho DSDT patch.
Dưới đây là 1 số kho dsdt patch hữu ích:

Các DSDT patch trong kho sẽ hiện ở cột trái khi bạn chọn nút Patch.

Sửa các lỗi phát sinh sau khi biên dịch ngược

Sau khi bạn mở file .dsl được biên dịch ngược, có thể bạn sẽ gặp nhiều lỗi khi biên dịch (ấn nút Compile) để check. Đây là các lỗi do quá trình biên dịch ngược không hoàn thiện hoặc dùng sai phiên bản biên dịch:

Sử dụng sai phiên bản ACPI khi biên dịch

Một số máy sử dụng chuẩn ACPI 4.0 trong khi một số sử dụng ACPI 5.0. Việc sử dụng phiên bản không đúng (ví dụ DSDT 4.0 nhưng biên dịch bằng ACPI 5.0) có thể gây ra lỗi.
Để xác định phiên bản dsdt bạn ở chuẩn nào, vào Preferences của MacIASL để thay đổi phiên bản ACPI 4.0/5.0, ấn Compile thử, phiên bản nào gây ra ít lỗi hơn là phiên bản đúng.

Thiếu thông tin trong quá trình biên dịch ngược

Đây là lỗi rất phổ biến trên các dòng máy tính dùng nhiều SSDT, đặc biệt là các dòng Haswell trở về sau. Nguyên nhân do trong DSDT/SSDT có dùng một số hàm/biến bên ngoài (nằm trong các file SSDT khác, hoặc thậm chí không tồn tại), khi biên dịch do không biết đó là biến hay hàm, hay không biết chính xác số lượng tham số của hàm, dẫn đến dịch ngược sai các dòng đó.

Để khắc phục, các bạn cần trích xuất tất cả các DSDT, SSDT và biên dịch ngược lại như hướng dẫn trước.

Một số lỗi DSDT, SSDT phổ biến

Dưới đây là một số lỗi quan trọng bạn nên sửa sau khi mở file .dsl. Đây là các lỗi quan trọng, sửa xong có thể khắc phục luôn các lỗi khác (độ ưu tiên từ trên xuống).

Lỗi cú pháp

Một số lỗi cú pháp như _PLD, TNOT, FPED, IRC có thể được sửa bằng cách dùng kho Rehabman’s DSDT patch (xem cách add ở phần MacIASL). Chọn nút patch và dùng các syntax patch [1.x]

Lỗi nhận dạng sai hàm

Một số hàm liên kết bên ngoài không đc nhận dạng đúng trong lúc biên dịch ngược, gây ra lỗi PARSEOP_ARG0:

Gặp lỗi này các bạn đưa tham số vào hàm để sửa. Ví dụ trong hình trên, ta sửa thành:
Mã:
Return (MDBG(Arg0))
Sau khi sửa xong, bạn có thể chuyển qua lỗi khác “Not a control method, cannot invoke (XXXX is a Integer)”, đây là lý do gây ra lỗi PARSEOP_ARG0 phía trên khi biên dịch ngược: hàm XXXX bị nhận dạng nhầm là một số (Integer), trong khi nó là 1 hàm (Method).

Bạn phải set nó về Hàm để sửa lỗi. Ví dụ trong hình trên:
Mã:
External (MDBG, MethodObj)
Lỗi sai cấu trúc OperationRegion
Lỗi này được tạo ra do quá trình ngược bị 2 lỗi phía trên ảnh hưởng. Nó làm cấu trúc của OperationRegion bị biên dịch ngược sai, gây ra lỗi PARSEOP_FIELD.

Bạn cần đưa nó về cấu trúc đúng của OperationRegion. Ví dụ ở trong hình sửa thành:
Mã:
OperationRegion (HRPE, SystemMemory, \_GPE.MMTB, 0x04)
Field (HRPE, DWordAcc, Lock, Preserve)
{
VDPC, 32
}
Các lỗi khác bạn có thể dễ dàng sửa.

DSDT, SSDT: Một số patch DSDT phổ biến

Yêu cầu:
– Trích xuất và biên dịch ngược các file DSDT, SSDT
– Cấu hình MacIASL và sửa hết các lỗi

Dưới đây là một số patch cơ bản cho DSDT, có thể áp dụng cho nhiều máy. Các patch này có thể lấy từ kho Rehabman’s DSDT patch. Để sử dụng, bạn chọn nút Patch, chọn patch tương ứng bên trái và ấn Apply.

Intel Graphics Patches [2.01] -> [2.07]

Inject thông tin ig-platform-id, dual-link (dành cho máy 1600×900) và hda-gfx (dùng cho HDMI audio) vào card đồ họa Intel Graphics HD3000/4000, sử dụng patch này xong bạn không cần phải dùng các tham số GE=Yes IntelCapriFB IntelAzulFB khi khởi động nữa.

Brightness fix [2.09]

Thêm thiết bị PNLF cơ bản điều khiển độ sáng màn hình.

Rename GFX0 to IGPU [2.12]

Đổi tên thiết bị đồ họa Intel HD Graphics từ GFX0, VID sang IGPU, giúp load AppleGraphicsPowerManagement kext, điều khiển điện năng và enable speedstep cho card onboard.

Lưu ý patch này không áp dụng cho tất cả các máy, bạn nên lựa những patch nào thích hợp cho máy để tránh rename sai thiết bị. GFX0 hoặc VID cho card onboard luôn nằm ngay trong PCI0, phân biệt với GFX0 cho card rời, nằm trong các nhánh con.

Ví dụ:
\_SB_.PCI0.GFX0.TCHE -> đổi tên thành \_SB.PCI0.IGPU.TCHE
\_SB_.PCI0.RP05.PEGP.GFX0 -> không đổi tên (GFX0 này là card rời)
\_SB_.PCI0.PEGP.GFX0 -> không đổi tên (GFX0 này là card rời)

USB (EHCI) Patches [3.1] -> [3.4]

Inject các thông tin về điện năng cho các cổng USB 2.0 (EHC) và USB 3.0 (XHC), giúp OS X tắt các thiết bị USB khi sleep. Thông số clock-id dùng để ngăn việc các thiết bị USB khởi động máy khi đang sleep.

IRQ Fix [7.01]

Loại bỏ các IRQ trong các thiết bị giúp tránh tình trạng xung đột IRQ, làm một số thiết bị như cổng FireWire, USB không hoạt động.

SMBUS [7.02]

Thêm thiết bị SMBUS vào máy, giúp sửa lỗi cảnh báo trong dmesg.

RTC FIx [7.03]

Giảm chiều dài thanh ghi của thiết bị HPET, ngăn không cho OS X ghi giá trị vào các thanh ghi này, giúp sửa lỗi reset CMOS khi sleep, shutdown, restart.

Shutdown Fix v2 [7.05]

Sửa hàm _PTS (Put to sleep): bỏ tất cả các lệnh khi shutdown. Giúp sửa lỗi máy không tắt hoàn toàn khi shutdown do lệnh _PTS gặp trục trặc.

HPET Fix [7.06]

Đảm bảo các hàm trong thiết bị HPET luôn trả về giá trị thành công, bằng cách xoá hết các lệnh điều kiện. Giúp enable HPET trên một số máy (ảnh hưởng đến CPU), khi các hàm điều kiện trong HPET không chạy được.

OS Check Fix [7.07]

Một số máy chỉ bật các tính năng cao cấp như USB 3.0 khi hệ điều hành đang chạy >= Windows Vista. Patch này đánh lừa máy nghĩ rằng đang chạy Windows Vista.

AC Adapter Fix [7.08]

Giúp load AppleACPIACAdapter điều khiển nguồn điện.

Add MCHC [7.09]

Giống SMBUS patch

Fix _WAK Arg0 v2 [7.11]

Set thông số Arg0 = 3 (3 là mã cho wake from sleep của OS X) khi gọi hàm _WAK. Giúp sửa lỗi mở máy máy sau khi sleep do truyền sai thông số Arg0 cho _WAK

Audio Layout 12 [8.1]

Set layout id cho chip âm thanh của bạn, có thể thay số 12 thành số khác phù hợp với file AppleHDA được patch. Đồng thời thêm tham số hda-gfx để enable HDMI Audio. Nếu bạn dùng Layout khác 12 thì có thể sửa dòng này:
Mã:
“layout-id”, Buffer() { 12, 0x00, 0x00, 0x00 },\n
Thay số 12 thành layout bạn muốn dùng, ví dụ 28:
Mã:
“layout-id”, Buffer() { 28, 0x00, 0x00, 0x00 },\n
Tác giả: pokenguyen

DSDT, SSDT: Patch DSDT pin dựa theo các patch có sẵn

Yêu cầu:
– Trích xuất và biên dịch ngược các file DSDT, SSDT
– Cấu hình MacIASL và sửa hết các lỗi

– Mở file DSDT.dsl, chọn nút Patch > Kéo thanh bên trái tìm đến mục 4.0 Battery Patches, sẽ có 1 list các laptop đã được patch bởi RehabMan.

– Chọn patch nào gần giống với laptop của mình nhất (cùng hiệu, cùng dòng). Patch nào khi chọn càng có nhiều Changes thì sẽ càng tương thích. Bấm Apply.
– Bấm Compile để check lỗi, lỗi thường gặp là thiếu hàm B1B2 sau khi đã chia ra.

Ví dụ: lỗi ^^EC0.BSVO not accessible
Xem trong patch thì BSVO đã được chia thành BVO0 và BVO1
Mã:
into scope label _SB.PCI0.LPCB.EC0 code_regex BSVO,\s+16 replace_matched begin BVO0,8,BVO1,8 end;

bạn tìm giá trị BSVO trong dsdt và thay nó bằng B1B2(BVO0,BVO1), lưu ý gắn thêm scope (nếu có)
Ví dụ ^^EC0.BSVO -> B1B2(^^EC0.BVO0,^^EC0.BVO1)

– Một số máy không cần patch dsdt pin, nhưng vẫn không hiện được pin là do trong máy có nhiều thiết bị BAT (BAT0, BAT1, BAT2,…). Bạn cần tắt hết các BAT phụ không dùng đến, giữ lại BAT chính (BAT0) bằng cách apply patch sau:
Mã:
# Disable BAT1 and BAT2 devices
into method label _STA parent_label BAT1 replace_content begin Return (Zero) end;
into method label _STA parent_label BAT2 replace_content begin Return (Zero) end;
– Apply patch [7.11] Fix Mutex with non-zero SyncLevel.

– Download và cài đặt ACPIBatteryManager mới nhất tại đây: bitbucket.org/RehabMan/os-x-acpi-battery-driver/downloads hoặc dùng Hackintosh Vietnam Tool để cài.

 

Chúc các bạn cài đặt thành công

Lưu ý cần đọc
  • Thắc mắc và lỗi tham gia MacLife Group. Cộng đồng sẽ HỖ TRỢ RẤT NHANH
  • Để cài được ứng dụng ngoài App Store bạn cần phải tắt Gatekeeper theo hướng dẫn ở đây.
  • Một số Apps (rất ít, nếu có sẽ ghi chú ở cuối post) yêu cầu thêm tắt SIP cách SIP tham khảo ở đây
Vender

Các phần mềm được chia sẻ trên Maclife nên dùng cho mục đích dùng thử. Nếu thấy apps tốt, hãy mua bản quyền để ủng hộ tác giả.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Newest
Oldest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Để lại suy nghĩ, bình luận của bạnx
()
x